PHẠM LÊ PHONG 361      4/71 TQLC      4/71 CỦA TÔI-ĐĐ/C CỦA TÔI      TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG

LÊ HỮU LƯỢNG 362      LÂM VĂN DIỆP 363      DELO TẠ VĂN ĐỨC      CHIẾN TRẬN BÌNH SƠN

THỊ XÃ AN-LỘC      TẢN MẠN DAKSONG

 

THỊ Xà AN-LỘC 1960-1972

Địa danh An-Lộc là thị xã của tỉnh Bình-Long thuộc Quân đoàn III, đã đi vào lịch sử của cuộc chiến Việt-Nam. Mùa hè đỏ lửa 1972 với những cuộc tấn công qui mô, Cộng sản miền Bắc đã dốc toàn lực cố chiếm thị xã này để làm hậu thuẫn trong bàn hội nghị ngừng bắn, diễn ra tại Paris nước Pháp.....Nhưng cuối cùng đia danh An-lộc vẫn đứng vững.
 
Cùng giai đoạn này, ngày 29 tháng 7 năm 1972, khóa 4/71 SQ/TBTĐ mãn khóa... đã hân hạnh được lấy tên địa danh anh dũng này đặt tên cho khóa 4/71 là: AN-LỘC-471
... Nhiều Tân sĩ quan 471 sau khi ra trường cũng đã nhận nơi đây làm đơn vị phục vụ (Lê văn Thuận 323, Cao duy Đức 331, Bùi anh Tuấn 341,....)
 
Ngày nhận đơn vị, cuộc chiến ở thị xã này không còn khốc liệt nữa..., nhưng những cuộc pháo kích hay tấn công nhỏ của Cộng quân vẫn luôn là vấn đề cần cảnh giác... các đơn vị chủ lực cũng luôn thay phiên, tăng phái cho An-Lộc để sẵn sàng "tiếp đón" bất cứ đơn vị nào của địch quân muốn thử lửa.....

Bùi anh Tuấn 341 tại tiểu khu Bình Long

 

Tỉnh Bình-Long trước kia là quận Hớn-Quản thuộc tỉnh Thủ-Dầu-Một. Quận nầy được thành lập năm 1905 và lấy tên là Hớn-Quản, tức tên một xã sơn cước nằm sát quận lỵ. Xã Hớn-Quản nầy tới năm 1960 được sát nhập vào các xã Đông-Phát và Lịch-Lộc thành một xã thượng lớn đặt tên là xã An-Ninh cho tới ngày nay.
 
Tỉnh Bình-Long được thành lập do sắc-lệnh số 143/NV ngày 22-10-1956 của chính-phủ VNCH và gồm 3 quận:
          - Quận An-Lộc với 7 xã người Kinh và 5 xã người Thượng.
          - Quận Lộc-Ninh với 4 xã người Kinh và 4 xã người Thượng.
          - Quận Chơn-Thành với 8 xã người Kinh và 2 xã người Thượng.
An-Lộc là quận Châu-Thành nên tỉnh lỵ Bình-Long mới có tên là An-Lôc.
 
Quận-lỵ An-Lộc cách Saigòn 98 cây số và cách Biên-Hòa 82 cây số đường chim bay. Trong trận chiến giữa năm 1972, phi trường Biên-Hoà đã không-yểm đắc lực cho An-Lộc; ngoài ra phi trường Trà-Nóc ở Cần-Thơ cách An-Lộc 250 cây số đường chim bay cũng đã góp phần không-yểm không ít.
 
Lãnh thổ Bình-Long phía Bắc giáp tỉnh Snoul thuộc Kampuchea, Nam giáp tỉnh Tây-Ninh. Diện tích là 2,334 cây số vuông, gồm có 80% đất đai là rừng, kể cả các đồn điền trồng cao su. Các đồn điền cao su ở Bình-Long được thiết lập từ đầu thể kỷ 20 đều ở các vùng lân cận Lộc-Ninh, An-Lộc và Minh-Thạnh. Các phần rửng còn lại đều là rừng gìa, rừng thưa, tre lồ ồ, một vài bàu nước cỏ rậm và có những trảng trống khó di chuyển trên phương diện quân sự.
 
Bình-Long là một tỉnh thuộc miền cao-nguyên Đông-Nam phần, không có núi. Đồi cao nhất là đồi 203m ở sát quận Lộc-Ninh, và kế tiếp là những ngọn đối thấp dần, chạy xoải từ Bắc xuống Nam. Trong những ngọn đồi này có đồi Đồng-Long nằm ở phiá Bắc cách tỉnh-lỵ khoảng 3 cây số, là một thắng cảnh địa phương và cũng là một tiền đồn bảo vệ tỉnh-lỵ. Cách xa tỉnh-lỵ về phiá Đông Nam cũng khoảng 3 cây số còn có một đồi khác là đồi Gió. Chính nơi đây đã xảy ra nhiều trận dánh ác liệt nhất trong trận An-Lộc
 
Về phiá Đông có sông Bé, phát nguyên từ Kampuchea chạy qua, phân ranh hai tỉnh Bình-Long và Phước-Long. Phiá Tây có sông Saigòn chia điạ phận các tỉnh Tây-Ninh và Bình-Long. Cả hai khúc sông này lòng hẹp, nhiều đá và lưu lượng rất ít, nhất là về mùa nắng nên không thể sử dụng được. Toàn tỉnh chỉ có suối, nhưng đa số là suối cạn về mùa nắng, riêng suối Cần-Lê khá rộng và nước chảy quanh năm.
 
 

Vào năm 1972, những Tân Sĩ-Quan Khóa An-Lộc 4/71 sau khi ra trường đã được thuyên chuyển đến tất cả những đơn vị của QL/VNCH, và An Lộc cũng có bước chân của những Tân Sĩ-Quan Khóa 4/71. Năm 1975, cùng với đất nước, các SQ 4/71 chịu chung số phận, đã trải qua nhiều nhà tù của quân thắng trận, đã trải thân mình lăn lộn với cuộc sống…từ Bắc chí Nam. Và cũng có những SQ 4/71 ra được hải ngoại trong chuyến di tản cuối cùng tháng 4/75. Đến năm 2009, sau 38 năm rời trường, và trải qua nhiều sóng gió trên cuộc đời, các cựu SVSQ An-Lộc vẫn còn nhớ đến nhau. Và, một cuộc họp mặt lần đầu sau 39 năm đã được tổ chức tại Washinhton DC, Thủ-Đô Hoa-Kỳ vào một ngày tháng Tư khi hoa Anh Đào nở rộ vùng trời thủ đô Hoa-Thịnh-Đốn.

 
Có cuộc tái ngộ nào không mang đầy xúc cảm? Bao nhớ thương, bao kỷ niệm vẫn còn đầy! Với 36 anh em, nay đã xấp xỉ 60, của 7 đại đội, thay mặt cho 1,525 cựu SVSQ, họ đã gặp nhau trong tâm tình Đồng Môn, Đồng Đội…Huynh Dệ Chi Binh. Có những nụ cười, có những giọt nước mắt vui mừng, và cũng không thiếu những đớn đau, sầu muộn…khi biết rằng có những đồng môn đã vĩnh viễn ra đi…và cũng không thiếu những xót xa chia sớt khi nhìn lại người bạn xưa …nay là anh thương binh đã để lại chiến trường xưa một phần thân thể.
 
An-Lộc, địa danh lịch sử, nơi đó đã đi vào giòng sử hào hùng của dân tộc; nơi đó có mồ hôi, nước mắt và cả máu của đồng đội đã đổ xuống tưới cho cây tự do.
 

Cuộc họp mặt khởi đầu cho những liên lạc, những thông tin, những cánh thư…để gom lại hàng trăm cựu SVSQ An-Lộc 4/71 ở khắp nơi. Bây giờ, họ còn lại gì? Có còn chăng là kỷ niệm, những nhiệt huyết của một thời áo trận giày saut.

 

Thời gian không chờ đợi…

Thời gian không từ bỏ một ai

 

Và thời gian còn lại của cuộc đời, những cựu SVSQ khóa 471 An-Lộc, hãnh diện với những gì họ đóng góp cho đất nước. Không tự cao tự mãn, nhưng tự biết mình phải làm gì trong đời để tiếp tục xây dựng cuộc sống tương lai.

 
An-Lộc sẽ ở mãi trong lòng quân và dân nước Việt. An-Lộc sẽ là niềm kiêu hãnh của những chàng trai 4/71. Sống và chết trong tinh thần bất khuất của An Lộc.
 

An-Lộc sử xanh ghi chiến tích

Những anh hùng vị quốc vong thân.

                Lê Bình

 


 



 

 
Lính Mỹ nằm ngủ cạnh QL 13 gần An Lộc
 

 
Con nít đùa nghịch trên xe tăng T54 Việt Cộng 4-10-1973
 
 

 


 

                                               Chợ cũ An Lộc 1960
 

 
Quốc Lộ 13 từ Sài Gòn đi An Lộc, thập niên 1960
 

 
Quốc Lộ 13 tới Sài Gòn 1960
 

 
Quốc Lộ 13 1969

 

 
QL 13 năm 1960
 
Tượng đài Chiến sĩ đối diện sân vận động Nguyễn Huệ, An Lộc 1972

 

 


 


 

 
Tư dinh Tỉnh trưởng Bình Long
 

 

 

 

 

 
 

 
Trẻ em Bình Long 196

 


 
Trụ sở MACV An Lộc
 

 

 
 

 
Tịnh xá Ngọc Long An Lộc
 
Tịnh xá Ngọc Bình An Lộc - 1969
 

 
 

 

 
 

 

 

 
 

 
 

 
 

 
 

 

 


 

 
 

 
An Lộc
 
 

 
An Lộc
 
 

 
An Lộc
 
 

 
Thả dù tiếp tế cho An Lộc 1972

 

 
An Lộc
 

 
An Lộc
 
 

 
An Lộc
 
 

 
An Lộc
 

 
Sân vận động Nguyễn Huệ là địa điểm thả dù tiếp tế cho binh sĩ bảo vệ An Lộc trong cuộc chiến Thắng 4-1972. (Góc trái hình)
 
 

 
Trực thăng vào An Lộc 1972
 

 
An Lộc
 
 

 
An Lộc
 

 
An Lộc
 

 
An Lộc
 
 

 
An Lộc nhìn từ hướng Nam
 

 
An Lộc
 

 
Xe tăng T54 VC 1972

 


 
 

 
Tem kỷ niệm Bình Long Anh Dũng (1972)

 
 

 
Tank T54 VC trên đường phố An Lộc
 
 

 
                                                               An Lộc
 
 

 
An Lộc
 
 

 
                                      Bên trong thị xã An Lộc, 1972

 

 
                                                      An Lộc
 

 
                  Nhìn về phía đồi Đồng Long 1972
 
 

 
                       Không ảnh An Lộc nhìn từ phía trên đồn điền Xa Cam
 
 

 
                        Không ảnh An Lộc trong trận chiến thắng 4-1972
 

                                                      Đường vào Quản Lợi
 


Đây là nghĩa trang của các chiến sĩ Biệt Cách Dù từ trần tại An Lộc được đồng đội và

đồng bào xây dựng tạm cạnh bên Chợ Mới An Lộc sau cuộc chiến 1972.

 

Gửi anh người lính trận

" An Lộc Địa Sử Ghi Chiến Tích
Biệt Kích Dù Vị Quốc Vong Thân "


Anh Biệt Kích hề ngàn xưa bất hứa
Em thục nữ hề trong trắng ngoài xinh
Ta quen nhau hề Lý Bạch lưu linh
Khi chợt tỉnh hề khối tình trong mộng .

Em chỉ muốn hề thương chàng qua bóng
Để rồi mơ hề rồi mộng rồi mơ
Biệt Kích ơi hề tâm ý thành thơ
Xin giữ đó hề chừ thương nhớ mãi .

Cô Giáo Pha

 

GỬI EM NGƯỜI CON GÁI BÌNH LONG

" Nhớ theo Hổ Xám vào An Lộc
Đội pháo trên đầu như đội mưa
Múa kiếm đứng ngăn thù cửa Bắc
Mà tưởng mình là Nguyễn Huệ xưa .
Trong tiếng đạn reo mù khói trận
Bổng gặp em cô giáo như mơ
Em ngồi rũ tóc trong hầm tối
Đọc tiếng kinh cầu như đọc thơ "
" Lạy Chúa con là người ngoại đạo
Nhưng tin có Chúa ngự trên trời
Chúa ơi , Biệt Kích là thi sĩ
Thi sĩ cầm gươm như đi chơi "
" An Lộc địa sử lưu chiến tích
Biệt Kích Dù vị quốc vong thân "
Lời thơ hôm ấy sao hay quá
Nghĩa trang buồn như tiếng lá rơi !

Pha hỡi , bây chừ em đâu nhỉ ?
Cô giáo năm xưa đã lấy chồng ?
Chúc em hạnh phúc răng long bạc
Còn anh hôm nay vào Phước Long .
Anh theo quân vào nơi hiểm địa
Hét tiếng xung phong đến vỡ trời
Bắn cháy xe tăng như uống rượu
Mà tưởng em đang rót chén mời .
Bóng địch chập chùng nơi cửa ngõ
Ba trăm quân đánh một sư đoàn
Mãnh hổ nan địch quần hồ bại
Anh thối binh về mà thấy oan .
Nữa chừng lại gặp cơn bão lữa
Toán Delta bị kích giữa đường
Ôi lại Phước Long lưu chiến tích
Anh bị trúng đạn giữa rừng hoang .
Và chừ giờ đang ngồi bó gối
Tay xích chân xiềng trong trại giam
Máu bụng vẫn tuôn ra như suối
Anh biết mình thôi thế là tan .
Nhưng giây phút cuối anh vẫn nhớ
Màu áo hoa dù nón mũ xanh
Nhớ dáng em xưa cô giáo nhỏ
Họa bút thành thơ như tiếng oanh .
" Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi "
Sá gì một cõi đi về đất
Biệt Kích lưu danh , Biệt Kích đời ."


                                              Biệt Kích Vô Danh
 

 

 
 

 

Tem Việt Nam Cộng Hòa


 

 
Phòng trồng răng Cẩm Thành gần bên tiệm nữ trang, Chợ Cũ An Lộc 1971 
 
 
Đi đón dâu ở xóm ga xe lửa, đường vào Nhà thờ cũ của An Lộc

 
 

 
T-54 gần tượng đài Ky Tô Vua
 
 

 
Tượng đài Ky-Tô Vua cuối Đại lộ Hoàng Hôn sau 1972
 
 

 
Chợ Cũ An Lộc cuối thập niên 1960, nhìn từ đầu dốc Quản Lợi
 
 

 
Dốc Quản Lợi, Chợ Cũ An Lộc
 
 
Trung Học Bình Long trong cuộc chiến mùa hè 1972, 1/3 dãy phòng học và văn phòng

THBL phía bên phải đã bị sập mất.
 

 

 
Đầu dốc Quản Lợi, Chợ Cũ An Lộc - Mùa Hè 72
 
 

 
A-37 thả bom tại An Lộc, 1972
 

Trực thăng đổ quân Dù tăng viện cho An Lộc, đồng thời vội vã tải thương binh

 ra khỏi mặt trận. Trực thăng không thể đáp xuống vì phải cất cánh ngay nhằm tránh

hoả lực của địch.
 


 

Máy bay thám thính đánh dấu các mục tiêu oanh tạc tại An Lộc bằng trái khói.

 Hình chụp từ máy ảnh gắn trên đuôi máy bay.
 

 
1970 - An Lộc 40 năm trước đây
 

 

 
Trường Tiểu học Thượng An Lộc - Hớn Quản 1921- 1935
 
 

 
Không ảnh An Lộc trước tháng 4-1972, khi cuộc sống còn yên bình

 

 
An Lộc - giờ tan trường 1972


 
Bình Long, mùa hạ nhớ
(Thương tặng Đoàn Bạch Yến)
 
Có đôi lần em nói với anh
Mùa hạ thường mang nhiều nhung nhớ
Quê mẹ Bình Long thương sao màu đất đỏ
Rừng cao su thẳng đứng buổi chiều xanh
“ Đại Lộ Hoàng Hôn “ bóng lá nghiêng mình
Nơi cuối dốc tượng Chúa buồn vạn thuở
Nhớ không anh những trưa hè rực rỡ
Tiếng ve sầu rộn rã những hàng cây
Giọt nắng xôn xao nỗi nhớ đong đầy
Làm sao lạc con đường “ Chân Trời Tím “
Trong mỗi chia ly có điều bịn rịn
Đến bao giờ trở lại tuổi thơ ngây
Em sẽ không quên những tháng cùng ngày
Vào Hưng Chiến, về Thanh Lương thăm bạn
Buổi sáng tinh mơ, buổi chiều chạng vạng
Ao học trò hai buổi bướm hoa bay
An Lộc nhìn lên thành phố chân mây
Là Hớn Quản, và con đường phượng đỏ
Rừng lá cao su ngút ngàn mắt ngó
Đợi em về thăm Thác 4 năm xưa
Về hướng Lộc Ninh ghé Quán Biên Thùy
Uống chút ruợu cho nồng môi lãng tử
Bụi đỏ mang mang bước chân người lữ thứ
Hãy ở lại đây uống hết ân tình
Đến phi trường cô chủ quán xinh xinh
Như trái chín trên nửa cành nguyệt lộ
Mái tóc huyền buông mắt nhìn vời vợi
Như đợi một người tận chốn xa xôi
Chợ Cũ âm vang nao nức không rời
Có tiếng hát trong Văn đàn xao xuyến
Em sẽ nằm mơ mà lòng lưu luyến
Ngã tư chiều êm ả tuổi đôi mươi
Phú Đức xum xuê trái ngọt đầu môi
Mùi vú sữa hương sầu riêng bát ngát
Nắng hạ lao xao chim rừng ca hát
Rủ em về Phú Lộc hái chôm chôm
Dù đã mỏi chân Xa Cát, Xa Cam
Em sẽ đến cùng cỏ cây ngày cũ
Hạ trắng đêm naysao lòng em ủ rũ
Bởi xa người, xa lắc một miền quê
Lửa khói điêu linh xương trắng tứ bề
Làm sao khóc khi không còn nước mắt
Quê mẹ Bình Long xót xa cùng khắp
Đã một thời chinh chiến khóc thương nhau
Quốc lộ 13 chan máu đỏ ngập đầu
Có vang dội cũng đổi nhiều xác chết
Xin hãy cho em nguyện cầu tha thiết
Mãi yên bình như tên của quê hương
An Lộc , Bình Long nỗi nhớ khôn lường
Cho em gởi trái tim về bên ấy.

 
Phạm ngọc Phi
Mùa hạ 2000